"Tôi tin rằng khoảng một nửa những gì khác biệt giữa doanh nhân thành đạt và không thành đạt là sự kiên trì tuyệt đối"
Steve Jobs

Logo webphukhang.com
Top

Cách viết mô tả thẻ meta description và các lưu ý khi sử dụng

Cách viết mô tả thẻ meta description và các lưu ý khi sử dụng

Meta Description là gì?

Meta Description là một thẻ trong HTML mô tả thông tin tóm tắt ngắn gọn của một trang web tới công cụ tìm kiếm và người dùng. Do vậy nôi dung thẻ mô tả nên viết xúc tích và chứa nội dung quan trọng nhất, chúng xuất hiện trong trang kết quả tìm kiếm giúp người dùng quyết định viếng thăm trang web của bạn hay không, do vậy nó như là cơ hội để bạn viết như lời quảng cáo hấp dẫn để thu hút người tìm kiếm.
 

 

                                               thẻ meta description xuất hiện trong SERP

 

Code HTML của thẻ Meta 

Thẻ meta description đặt trong cặp thẻ

của mã HTML

 <head>

   <meta name="description" content="Đây là ví dụ về thẻ meta description. Nội dung trong thẻ meta description sẽ thường xuất hiện trong kết quả của các trang tìm kiếm.">

 </ head>"

   

Tạo đoạn mô tả meta chất lượng.

Đôi khi, Google sẽ sử dụng thẻ mô tả từ trang nào đó của bạn để tạo đoạn mô tả trên kết quả tìm kiếm nếu cho rằng thẻ đó cung cấp cho người dùng thông tin mô tả chính xác hơn so với nội dung trên trang. 

Thẻ mô tả meta thường phải cung cấp thông tin và thu hút sự quan tâm của người dùng bằng một bản tóm tắt ngắn gọn, phù hợp về nội dung của một trang cụ thể. Thẻ mô tả meta giống như quảng cáo bán hàng nhằm thuyết phục người dùng rằng trang cung cấp đúng nội dung họ đang tìm kiếm. 

Không có giới hạn độ dài đối với đoạn mô tả meta, nhưng Google sẽ cắt ngắn đoạn trích trên kết quả tìm kiếm khi cần thiết, thường để vừa với chiều rộng của thiết bị.

 

Thẻ mô tả cần chứa từ khóa của bạn

Thẻ mô tả cũng cần chứa từ khóa trang web của bạn, nếu là trang sản phẩm nên là tên sản phẩm, mô tả ngắn về sản phẩm, giá bán ...nhưng đừng nhồi nhét quá nhiều tứ khóa. Hãy mô tả một cách tự nhiên, ngắn gọn nhưng đừng quên từ khóa của bạn.

 

Đảm bảo rằng mỗi trang trên trang web của bạn đều có đoạn mô tả meta.

Google khuyên rằng mỗi trang web chúng ta đều nên có thẻ mô tả meta, điều đó mang lại thông tin đầy đủ hơn cho người dùng và như thế trang web chúng ta được đánh giá tốt hơn, dễ xuất hiện trên top tìm kiếm hơn.

Phân biệt đoạn mô tả dành cho các trang khác nhau. 

Các đoạn mô tả hoàn toàn giống hoặc tương tự nhau trên mỗi trang của một trang web không hữu ích khi các trang riêng lẻ xuất hiện trong kết quả tìm kiếm. Trong những trường hợp này, Google thường bỏ qua chúng. Do vậy bất cứ khi nào có thể, hãy tạo các đoạn mô tả cung cấp thông tin mô tả chính xác từng trang cụ thể. 

Nếu bạn không có thời gian tạo đoạn mô tả cho từng trang riêng lẻ, hãy cố gắng ưu tiên nội dung của bạn: Ít nhất, cũng cần tạo đoạn mô tả cho các URL quan trọng như trang chủ và các trang phổ biến của bạn.

Cung cấp những dữ kiện có gắn thẻ rõ ràng trong đoạn mô tả.

Đoạn mô tả meta không nhất thiết phải ở định dạng câu; bạn có thể đưa vào mô tả này thông tin về trang. 

Ví dụ: tin tức hoặc các bài đăng blog có thể liệt kê tác giả, ngày xuất bản, hoặc thông tin về hàng tên tác giả. Điều này cung cấp cho khách truy cập tiềm năng những thông tin liên quan nhất mà có thể không hiển thị trong đoạn trích. 

Tương tự, trang sản phẩm có thể có các thông tin chính (ví dụ: giá, độ tuổi, nhà sản xuất) xuất hiện trên toàn bộ trang. Đoạn mô tả meta tốt có thể quy tập tất cả những dữ liệu này lại với nhau. Ví dụ: đoạn mô tả meta sau đây cung cấp thông tin chi tiết về một cuốn sách.

<meta name="Description" content="TỪ TỐT ĐẾN VĨ ĐẠI, tác giả JIM COLLINS, là một trong những quyển sách giá trị dành cho giới kinh doanh được nói đến nhiều nhất và bán chạy nhất thế giới trong nhiều năm , Giá 115,000đ">

Trong ví dụ này, thông tin được mô tả cụ thể, nêu được được giá trị và thông tin sản phẩm một cách ngắn gọn nhất.

 

Hãy chăm sóc thẻ meta description của bạn

Cuối cùng, đảm bảo rằng đoạn mô tả của bạn có sự chắc lọc và tính mô tả thực sự, nó có thể mô tả sản phẩm, dịch vụ hay chủ đề mà trang web muốn truyền tải. Vì nội dung này thường được tạo tự động từ các nền tảng CMS- trang quản trị web của bạn nên chúng rất dễ bị bỏ qua. Tuy nhiên, đoạn mô tả này có thể được hiển thị trong kết quả tìm kiếm của Google và  rất hữu ích trong việc nâng cao chất lượng và số lượt truy cập trang web của bạn.


Tags:
;