Thiết kế và lập trình website chuyên nghiệp, nhận diện thương hiệu.

Logo webphukhang.com
Top

Tư vấn thành lập công ty và hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp

Chúng tôi hỗ trợ bạn thủ tục thành lập công ty, hỗ trợ pháp lý đầy đủ và quảng bá doanh nghiệp trọn gói. Đội ngũ chuyên viên pháp chế sẽ tư vấn giúp bạn mọi vấn đề liên quan đến thủ tục và pháp lý doanh nghiệp. Đừng ngần ngại gọi ngay cho chúng tôi nếu bạn cần tư vấn và hỗ trợ nhé.

Thủ tục pháp lý thành lập công ty mới theo Luật Doanh Nghiệp 2020, những điều cần biết

Để một doanh nghiệp chính thức được “khai sinh”, doanh nhân phải tiến hành thủ tục đăng ký tại cơ quan đăng ký kinh doanh. Quá trình này bao giờ cũng tồn tại nhiều vấn đề cần được hỗ trợ. Vậy các bước trình tự cơ bản để đăng ký thành lập công ty theo quy định của pháp luật hiện hành là như thế nào?

Theo Điều 26 Luật Doanh nghiệp 2020, trình tự, thủ tục để thành lập công ty được quy định như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

* Xác định loại hình doanh nghiệp Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, doanh nhân có thể lựa chọn nhiều loại hình công ty phù hợp với nhu cầu của mình để tiến hành hoạt động kinh doanh. Hiện nay có 4 loại hình doanh nghiệp phổ biến ở Việt Nam bao gồm:

- Doanh nghiệp tư nhân
- Công ty hợp danh
- Công ty TNHH 1 thành viên hoặc Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
- Công ty cồ phần

Tuỳ vào loại công ty mà người thành lập doanh nghiệp cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đăng ký khác nhau. Bộ hồ sơ này được quy định cụ thể tại các Điều 19, 20, 21, 22 Luật Doanh nghiệp 2020.

* Đặt tên doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở giao dịch
Sau khi đã lựa chọn loại hình doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp sẽ tiến hành lựa chọn đặt tên công ty và địa chỉ đặt trụ sở giao dịch. Tên công ty không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên công ty khác đã được đăng ký (trừ những tên của doanh nghiệp đã giải thể hoặc toà án tuyên bố phá sản theo quy định của luật doanh nghiệp).

* Đăng ký vốn điều lệ
Vốn điều lệ công ty theo luật doanh nghiệp mới nhất quy định là tổng số vốn do các thành viên hoặc cổ đông góp hoặc cam kết sẽ góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty. Việc đăng ký vốn điều lệ là bắt buộc khi thành lập doanh nghiệp.

* Lựa chọn chức danh người đại diện công ty
Giám đốc hoặc tổng giám đốc là người đại diện pháp luật của doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp mới nhất. Điều lệ công ty quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Sau khi đã chuẩn bị hoàn tất, người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền sẽ thực hiện nộp bộ hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính theo một trong các phương thức sau đây:
- Trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh
- Qua dịch vụ bưu chính
- Qua mạng thông tin điện tử.

Bước 2: Giải quyết hồ sơ

Thời hạn giải quyết hồ sơ là 3 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ số hồ sơ hợp lệ. Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành xem xét và cấp đăng ký cho doanh nghiệp
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, người thành lập doanh nghiệp sẽ được cơ quan đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì người thành lập doanh nghiệp sẽ được thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Dịch vụ hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp trọn gói
Hỗ trợ pháp lý và quảng bá doanh nghiệp trọn gói

Thủ tục sau khi được chấp nhận đăng ký doanh nghiệp

Nhưng việc cần làm sau khi bạn có giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp.

1- Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Sau khi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì phải theo quy định tại Điều 32 Luật doanh nghiệp 2020: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thành lập, doanh nghiệp phải công bố nội dung đăng ký kinh doanh trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:
- Ngành, nghề kinh doanh;
- Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần (nếu có).

2- Khắc dấu công ty

Theo Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020, con dấu của doanh nghiệp bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, nội dung và số lượng con dấu của doanh nghiệp nhưng nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin về tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp. Doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng con dấu pháp nhân của công ty và không cần đăng bố cáo thông báo mẫu dấu như trước đây.

3- Mua chữ ký số (token)

Theo Điểm 4 Luật số 21/2012/QH13 bổ sung thêm Khoản 10 vào Điều 7 của Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11, kể từ ngày 1/7/2013, các doanh nghiệp đóng trụ sở tại các tỉnh/thành phố có cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin bắt buộc kê khai thuế qua mạng. Chính vì vậy mà việc đăng ký sử dụng chữ ký số là việc làm rất cần thiết sau khi thành lập doanh nghiệp. Chữ ký số được hiểu là một thiết bị kê khai thuế điện tử của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể sử dụng chữ ký số để kê khai thuế qua mạng, kê khai hải quan điện tử; ký email, văn bản điện tử hoặc đăng ký giao dịch ngân hàng điện tử, chứng khoán điện tử.
Hiện nay có các chữ ký số điện tử phổ biến như Viettel, BKAV, VNPT…

4- Đăng ký tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp

Theo quy định của Luật Thuế, đối với những hợp đồng có giá trị từ 20.000.000 trở lên, doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện thanh toán/nhận thanh toán thông qua hình thức chuyển khoản. Chính vì vậy, mỗi doanh nghiệp cũng cần phải có tài khoản riêng để thực hiện các giao dịch mang tên doanh nghiệp.
Để đăng ký tài khoản ngân hành cho doanh nghiệp, có thể liên hệ với bất kỳ ngân hàng nào, cầm theo con dấu và CMND giám đốc hoặc giấy ủy quyền trong trường hợp ủy quyền.

5- Đăng ký giấy phép con cho ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Ngoài ra, tùy theo việc đăng ký ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp mà có thể có hoặc không các giấy phép phát sinh thêm.
Ví dụ như việc cấp thêm một số giấy phép con phổ biến như:
- Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (cung cấp cho các doanh nghiệp trong sản xuất, buôn bán thực phẩm);
- Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy(một số ngành nghề có điều kiện);
- Giấy phép kinh doanh vận tải (áp dụng với doanh nghiệp kinh doanh vận tải);
… cùng các giấy phép khác trong hệ thống ngành nghề kinh doanh có điều kiện của Việt Nam.

Hỗ trợ thủ tục thành lập doanh nghiệp
Cung cấp dịch vụ trọn gói cho doanh nghiệp mới

Các câu hỏi thường gặp trong quá trình thành lập công ty mới.

Các loại thuế cơ bản công ty phải nộp là gì?

- Thuế môn bài (theo mức vốn điều lệ đăng ký);
- Thuế giá trị gia tăng (theo cân đối đầu ra, đầu vào của công ty);
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (chỉ phải nộp khi công ty có lãi, 20% lợi nhuận công ty);
- Thuế xuất khẩu, nhập khẩu (nếu có hoạt động xuất nhập khẩu);
- Thuế tài nguyên (nếu có sử dụng tài nguyên);
- Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu kinh doanh ngành nghề đặc biệt hạn chế kinh doanh).

Chi phí thành lập công ty bao gồm những gì?

- Lệ phí đăng ký thành lập công ty: Theo mức quy định của Bộ Tài Chính là 50.000 VND/01 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Lệ phí công bố thông tin khi thành lập công ty để được đăng tải thông tin doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia.
- Lệ phí khắc dấu công ty (có thể có hoặc không): Chi phí khắc dấu công ty là khoản phí phải trả cho đơn vị làm dịch vụ khắc dấu.
- Chi phí mua chữ ký số, hóa đơn điện tử doanh nghiệp: Tùy theo đơn vị cung cấp hóa đơn.

Vốn điều lệ thành lập công ty là bao nhiêu? Thành lập công ty có cần vốn không?

Vốn điều lệ công ty mới thành lập không quy định mức tối thiểu và tối đa. Việc doanh nghiệp đăng ký mức vốn bao nhiêu cũng được. Pháp luật không yêu cầu phải chứng minh vốn và không bắt buộc phải góp qua tài khoản ngân hàng.
Về bản chất thì khi khởi nghiệp thì thực tế bạn có thể hoàn toàn thành lập công ty không cần vốn. Do việc kinh doanh của người khởi nghiệp lấy công làm lời nên việc khởi nghiệp với mức vốn bằng không thì hoàn toàn không sai quy định pháp luật.

Hãy gọi ngay cho chúng tôi nếu bạn cần hỗ trợ, đội ngũ pháp chế sẽ tư vấn cho bạn đầy đủ nhất.

Dịch vụ của chúng tôi

Những gì bạn cần chúng tôi có nhằm giúp bạn tối ưu hiệu quả website và các kênh bán hàng một cách tốt nhất

Thiết kế website

Thiết kế website theo yêu cầu doanh nghiệp, web trọn gói đã bao gồm Hosting, Domain, Website, bảo trì trong suốt quá trình sử dụng.

Chăm sóc website

Chúng tôi có các gói chăm sóc và quản trị website chuyên nghiệp, tiết kiệm chi phí với các gói dịch vụ phù hợp với nhu cầu bạn.

Google Marketing

Google Marketing là hình thức quảng cáo, tiếp thị tốt nhất để thương hiệu, sản phẩm của bạn xuất hiện top 1 tìm kiếm và được phủ sóng khắp mạng lưới website liên kết với Google.

Facebook Marketing

Facebook marketing là giải pháp marketing trên nền tảng facebook bao gồm: tối ưu fanpage, viết content và quảng cáo trọn gói nhằm tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.

Đăng kí web Bộ Công Thương

Dịch vụ thông báo/đăng kí Website hay App với Bộ Công Thương theo đúng quy đinh pháp luật.

SMS Marketing

Dịch vụ nhắn tin quảng cáo tự động đến hàng ngàn khách hàng tiềm năng mới mỗi ngày.

Email Marketing

Dịch vụ gửi email tiếp thị đến hàng ngàn khách hàng tiềm năng, tỉ lệ vào inbox đạt hơn 90%, dịch vụ trọn gói

Trang trí gian hàng Shopee, Lazada

Trang trí gian hàng của bạn chuyên nghiệp, giúp gia tăng chuyển đổi mua hàng.

Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ
khách hàng 24/7

Đội ngũ nhân viên nhiều kinh nghiệm nhiệt tình hỗ trợ, tư vấn giao diện web đẹp, hiện đại và phù hợp với bạn.

Hotline 0868.69.02.69

Tư vấn
Nhấn để gọi

Gửi yêu cầu thiết kế web

Gửi yêu cầu thiết kế web
Nhấn để gửi yêu cầu

Chat với chúng tôi

Chat với chúng tôi
Nhấn để trò chuyện